6 Cách học Kanji Hiệu Quả - Nhanh Chóng

Đối với nhiều người mới bắt đầu học tiếng Nhật, Kanji là phần khó học và khó nhớ nhất. Nếu bạn cũng vậy, đang băn khoăn không biết học Kanji sao cho nhớ thật nhanh và nhớ thật lâu, thì bài viết chia sẻ 6 cách học Kanji dưới đây chính là dành cho bạn.

6 Cách học Kanji hiệu quả cho người mới bắt đầu


Đối với nhiều người mới bắt đầu học tiếng Nhật, Kanji là phần khó học và khó nhớ nhất. Nếu bạn cũng vậy, đang băn khoăn không biết học Kanji sao cho nhớ thật nhanh và nhớ thật lâu, thì bài viết chia sẻ 6 cách học Kanji dưới đây chính là dành cho bạn.

  • Cách học Kanji số 1: Sử dụng Flashcards

Flashcards gồm nhiều tấm card khổ nhỏ tập hợp thành 1 bộ, mỗi tấm card sử dụng cả 2 mặt trước và sau. Có thể tự làm Flashcards hoặc mua sẵn.
• Mặt trước: Thường được thiết kế để ghi chữ Kanji.
• Mặt sau: Thường dùng để ghi âm Hán Việt hoặc âm On-Kun và các từ liên quan.
Cách học:
Nhìn vào mặt có chứa chữ Kanji, đọc lên nghĩa, âm Hán Việt và các từ liên quan tới nó. Hãy kích thích trí nhớ hết mức có thể để tìm ra đáp án trước khi lật mặt sau. Sau đó, luyện tập cách viết Kanji bằng cách nhìn mặt âm Hán Việt trước. Luyện tập xuôi và ngược luân phiên nhau để có kết quả ghi nhớ tốt nhất.
Những lưu ý khi dùng Flashcards:
• Không đưa quá nhiều thông tin vào 1 tấm Flashcard.
• Sử dụng minh họa: Vẽ hình minh họa hoặc cắt dán hình từ các tạp chí lên Flashcards. Flashcards càng thú vị thì bạn càng dễ nhớ hơn.
• Luôn mang Flashcards bên mình: Hãy tạo thói quen ôn luyện hàng ngày như việc đánh răng hoặc đi tắm.
• Thay đổi thứ tự các tấm Flashcards: Nên xáo trộn các tấm flashcard sau mỗi lần ôn tập. Nếu bạn luôn ghi nhớ thông tin theo 1 thứ tự sẽ khiến bạn khó có thể nhớ được thông tin khi nó ở trong 1 tình huống khác.
• Đánh dấu Flashcards: Hãy đánh dấu các tấm flashcard đã được ghi nhớ, sau 2-3 lần đánh dấu, những tấm flashcard đó có thể được để sang một bên và ôn lại sau một thời gian dài hơn. Các flashcard chưa nhớ thì nên dành thời gian xem lại nhiều lần hơn.
# Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mang đi bất cứ đâu. Hãy xem lại bộ flashcard của mình vào những khoảng thời gian rảnh rỗi, có thể là khi đang nghỉ ngơi, trên xe bus, đang xếp hàng chờ đợi…
# Nhược điểm: Bạn sẽ phải bỏ công sức một chút để ghi nội dung lên các tấm thẻ.

Học Kanji với Plash Card

Học Kanji với Plash Card

  •  Cách học Kanji số 2: Học với ứng dụng

Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc học tiếng Nhật online thông qua các ứng dụng, video, công cụ trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Việc học sẽ linh hoạt, tiện lợi và dễ dàng hơn nếu bạn biết cách sử dụng đúng đắn.
Trên thị trường có rất nhiều ứng dụng học online với tính năng đa dạng. Có thể kể đến các ứng dụng nổi đình đám được nhiều bạn học tin dùng như Mochimochi, Quizlet hay Anki. Đây đều là các phần mềm được xây dựng trên nền tảng Flashcards và các nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của con người.
Lưu ý khi học:
• Cần tự giác và quyết tâm cao: Thực tế, khi học tiếng Nhật qua ứng dụng, bạn sẽ không có sự đốc thúc của thầy cô và áp lực điểm số nên cần phải thực sự chủ động và tự giác.
• Hình thành thói quen ghi chép: Đừng chỉ học online trên máy tính hay điện thoại vì bạn sẽ quên rất nhanh sau đó. Hãy chuẩn bị sẵn một quyển vở hoặc sổ tay để ghi chú lại những điểm cần lưu ý của bài học nhé.
# Ưu điểm: Học được mọi lúc mọi nơi. Không lo bị nhàm chán.
# Nhược điểm: Vì học trên điện thoại hoặc máy tính nên dễ bị xao nhãng bởi những yếu tố khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các phần mềm học tiếng Nhật khác để chọn ứng dụng phù hợp nhất với mình nhé!

  • Cách học Kanji số 3: Liên tưởng

Liên tưởng Hình → Chữ
Nguồn gốc Kanji là chữ tượng hình, được người xưa tạo nên bằng trí tưởng tượng dựa trên hình ảnh trong đời sống. Bởi vậy, một trong những cách học chữ Kanji thú vị là liên tưởng tượng và so sánh chữ theo sự vật, hiện tượng xung quanh.
Dễ dàng nhận ra, từ hình ảnh những thửa ruộng vuông vức hay cái cây, sau khi giản lược các nét, ta có thành quả cuối cùng là chữ Kanji “Điền” và “Mộc”. Dựa vào cách liên tưởng, bạn vừa nhớ được mặt chữ, vừa nắm được luôn nghĩa của chữ chữ Hán đó.
Liên tưởng Chữ → Hình
Vừa rồi là cách liên tưởng từ Hình →  Chữ. Còn có 1 cách liên tưởng khác để giúp bạn nhớ ý nghĩa của những chữ phức tạp một cách dễ dàng hơn, đó là thử liên tưởng ngược lại từ Chữ → Hình nhé.
Dựa trên nghĩa của chữ Kanji, liên tưởng đến những hình ảnh và câu chuyện sao cho hợp lý nhất với nghĩa của chữ. Những câu chuyện càng đặc sắc, thú vị càng in sâu vào trí nhớ của bạn hơn. Điểm thú vị của phương pháp này là không có đáp án chuẩn, vì phụ thuộc vào trí tưởng tượng và sức sáng tạo của mỗi người.
# Ưu điểm: Nhờ việc liên tưởng, từ một chữ Kanji khô khan qua các hình ảnh sinh động gần với ý nghĩa của từ, bạn sẽ hiểu được chữ Kanji hơn. Từ đó, nhớ chữ Kanji tốt và lâu hơn.
# Nhược điểm: Áp dụng chủ yếu cho học Kanji sơ cấp N5 và N4, đến giai đoạn trung và cao cấp, chữ Kanji sẽ phức tạp hơn và không dễ để liên tưởng nữa.

Học kanji qua cách liên tưởng

Học kanji qua cách liên tưởng

  • Cách học Kanji số 4: Viết và viết!

Viết là một phương pháp truyền thống mà người học bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng có thể áp dụng được.
Cách học:
• Bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình 1 quyển vở để viết Kanji (nên dùng vở ô ly).
• Viết đi viết lại nhiều lần chữ Kanji cần học. Khi viết có thể viết kèm cả âm On và Kun. Nên kết hợp vừa viết vừa đọc to chữ đó để nhớ lâu hơn.
• Nên chủ động viết và kết nối các chữ Kanji thành từ, câu có nghĩa. Trong quá trình học ngữ pháp hoặc tập viết văn, hãy cố gắng rèn thói quen viết Kanji nhiều nhất có thể với những từ mình đã học được.
# Ưu điểm: Luyện được cách viết cũng như ghi nhớ được mặt chữ và nghĩa của chữ. Khi cần viết một chữ Hán mà bạn có thể viết được luôn mà không cần suy nghĩ, thì đó là lúc chữ Hán đó đã nằm trong trí nhớ lâu dài của bạn.
# Nhược điểm: Cần dành nhiều thời gian và có không gian thích hợp để luyện viết. Những chữ học lúc đầu nhớ lâu và nhanh. Tuy nhiên về sau khi học nhiều Kanji hơn có thể bị nhầm lẫn giữa các chữ có nét tương tự. Cách học này cũng dễ gây cảm giác nhàm chán.

  • Cách học Kanji số 5: Học Kanji qua bộ thủ

Bộ thủ là thành phần cơ bản cấu tạo nên chữ Kanji, và bản thân nó cũng đồng thời là chữ Kanji. Tuy nhiên sẽ có những bộ thủ biến đổi khác với chữ ban đầu. VD: 水 →  氵, 人 → 亻. Mỗi chữ Kanji sẽ được ghép bởi 2 hay nhiều bộ thủ. Có tổng cộng 214 bộ thủ trong tiếng Nhật, mỗi bộ đều có ý nghĩa riêng.
Việc nắm vững được các bộ thủ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc ghi nhớ và đoán nghĩa chữ Kanji. Ví dụ, những chữ có bộ Thủy 氵nghĩa là nước – thường liên quan đến nước, sông, hồ,… Bộ Tâm 忄nghĩa là trái tim – thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc. Với trình độ sơ cấp, bạn không cần học hết 214 bộ thủ, chỉ cần ghi nhớ khoảng 30 bộ thủ cơ bản là đã có thể áp dụng rất tốt vào việc học chữ Kanji rồi
Cách học Kanji:
• Với một chữ Kanji, bạn hãy cố gắng phân tích thành các bộ thủ nhỏ, dựa trên nghĩa của các bộ thủ để suy ra nghĩa của chữ Kanji đó.
• Lọc các chữ Kanji có bộ thủ giống nhau, từ đó tìm ra điểm tương đồng trong nghĩa của các chữ.
Có thể sử dụng kết hợp với Flashcards bộ thủ để ghi nhớ.
# Ưu điểm: Một khi đã nắm được bộ thủ, học lên cao bạn sẽ dễ dàng phân tích được chữ Kanji. Bằng cách đó, có thể dễ nhớ nghĩa hơn, từ đó cũng dễ viết lại hơn. Ngoài ra khi đi thi, bạn có thể dựa vào bộ thủ để đoán nghĩa, chọn đáp án đúng.
# Nhược điểm: Phương pháp này thích hợp với các chữ Kanji phức tạp của trình độ trung và cao cấp vì được ghép bởi nhiều bộ thủ. Với trình độ sơ cấp còn khá phức tạp.

học Kanji qua bộ thủ

học Kanji qua bộ thủ

  • Cách học Kanji số 6: Ghi nhớ bằng âm Hán Việt

Đầu tiên phải nhấn mạnh, đây là cách học gần gũi nhất với người Việt, do ngày xưa Việt Nam cũng dùng chữ Hán du nhập từ Trung Quốc. Kể cả trong cuộc sống ngày nay, từ Hán Việt vẫn chiếm khoảng 75% số từ vựng trong tiếng Việt. Vì vậy, nhiều từ vựng trong tiếng Nhật khi đọc âm Hán Việt thì gần giống với tiếng Việt.
Cách học:
• Bất kỳ khi nào học một chữ Kanji mới cũng phải tìm cách ghi nhớ luôn âm Hán Việt của chữ Kanji đó.
• Kết hợp với ôn tập bằng Flashcards để có hiệu quả tốt hơn
• Tự kiểm tra lại âm Hán Việt của tất cả các chữ mình đã học bằng bảng âm Hán Việt như dưới đây.
# Ưu điểm: Với lợi thế sẵn có trong tiếng Việt, bạn sẽ nhanh thuộc Kanji và có tính ứng dụng cao khi đọc văn bản. Khi gặp một từ mới, nếu biết âm Hán Việt bạn có thể không biết cách đọc nhưng lại đoán luôn nghĩa. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ.
# Nhược điểm:
Không phải chữ Hán nào cũng có âm Hán Việt sát với nghĩa của từ, nên phải chú ý với những chữ đó. Bạn nên đánh dấu những trường hợp đặc biệt lại để không sử dụng sai.

 

Xem thêm các khóa học tại Sao Anh Mỹ:

Học tiếng anh 

Học tiếng Nhật

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ SAO ANH MỸ

Địa chỉ: 179 Lê Văn Thọ, P.9, Q. Gò Vấp, TPHCM

Hotline: 0934 325 999 | (028) 35 89 87 00

Email: saoanhmy@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng